Kinh doanh thực phẩm đông lạnh ngày nay đang dần được người tiêu dùng ưa chuộng, bởi sản phẩm được nhập khẩu có hồ sơ giấy tờ đầy đủ. Hơn nữa, thực phẩm đông lạnh mang lại sự tiện lợi khi người tiêu dùng không thể đi chợ truyền thống để mua sắm các thực phẩm tươi mới. Chính vì thế lựa chọn vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm đông lạnh là nhanh và tiện lợi nhất. Đối với chủ cơ sở, làm sao để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cửa hàng kinh doanh thịt đông lạnh?
Thực phẩm đông lạnh ở đây có thể hiểu là cấp đông, làm lạnh thật nhanh xuống -40 độ C, rồi đem trữ đông ở -18 độ C. Thời gian làm lạnh càng nhanh càng tốt. Điều này sẽ giúp lưu giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn trong thực phẩm. Việc này khác với việc khi mua thịt cá tươi về bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh là hàng đông chậm. Không phải là cấp đông, mặc dù cả hai đều là làm đông thực phẩm.
Chủ cơ sở đăng ký giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cửa hàng kinh doanh thịt đông lạnh có các nghĩa vụ sau đây
- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cửa hàng kinh doanh thịt đông lạnh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
- Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
- Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục đăng ký giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cửa hàng kinh doanh thịt đông lạnh nhập khẩu bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép VSATTP cửa hàng kinh doanh thịt đông lạnh;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
>>> Mẫu cam kết an toàn thực phẩm dành cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ
>>> Mẫu đăng ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn
>>> Các thủ tục pháp lý khi kinh doanh, đóng gói thịt đông lạnh nhập khẩu các loại
>>> Kiểm nghiệm và công bố chất lượng thịt gà đông lạnh nhập khẩu trong bao lâu?
>>> An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Sơ Chế Đóng Gói Thịt Bò Đông Lạnh Nhập Khẩu
Cảm ơn quý khách hàng đã tham khảo hồ sơ xin cấp giấy VSATTP cửa hàng kinh doanh thịt đông lạnh nhập khẩu. Để được hỗ trợ một cách tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 093 70 68819 (zalo)
Email: tuvangiayphepbaokim@gmail.com
Fanpage:
Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm
Công bố chất lượng sản phẩm uy tín, nhanh chóng