Tại Bình Dương, quy trình đăng ký giấy phép VSATTP kinh doanh thịt và thuỷ sản đông lạnh có khác biệt quá nhiều so với đăng ký tại các tỉnh thành khác hay không? Hãy cùng BẢO KIM tìm hiểu sau đây nhé!
Chủ cơ sở đăng ký giấy phép VSATTP kinh doanh thịt và thuỷ sản đông lạnh có các nghĩa vụ sau:
- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm kinh doanh thịt và thuỷ sản đông lạnh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
- Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
- Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có thể bạn quan tâm: >>> Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho lạnh bảo quản thịt đông lạnh có cần thiết không? >>> An toàn vệ sinh thực phẩm cửa hàng kinh doanh thịt đông lạnh >>> Các thủ tục pháp lý khi kinh doanh, đóng gói thịt đông lạnh nhập khẩu các loại >>> Công bố chất lượng thịt đông lạnh nhập khẩu như thế nào? >>> Doanh nghiệp đăng ký công bố chất lượng thịt heo đông lạnh nhập khẩu như thế nào? >>> Doanh nghiệp tự công bố chất lượng thịt cừu Úc đông lạnh nhập khẩu như thế nào?
Thủ tục đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm kinh doanh thịt và thuỷ sản đông lạnh tại Bình Dương gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép VSATTP kinh doanh thịt và thuỷ sản đông lạnh;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
BẢO KIM hân hạnh hỗ trợ quý khách hàng khi đăng ký chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm kinh doanh thịt và thuỷ sản đông lạnh tại Bình Dương. Mọi chi tiết về quy trình đăng ký, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO KIM
- Hotline: 093 70 68819 (zalo)
- Email: tuvangiayphepbaokim@gmail.com
Thông tin chi tiết về các dịch vụ BẢO KIM cung cấp, khách hàng có thể tham khảo tại website: http://giayphepbaokim.com/ hoặc qua fanpage: