Thành lập doanh nghiệp

Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Địa Điểm Kinh Doanh Tại TP.HCM

thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh  là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Nếu như trước ngày 01/07/2015 – trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực địa điểm kinh doanh được cấp trong 01 nội dung của đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì nay địa điểm kinh doanh được cấp bởi một Giấy chứng nhận đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh riêng song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một số yêu cầu cơ bản khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định sau đây:

1. Tên địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Điều 20 của NĐ 78/2015 thì tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp.

  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

2. Nơi đặt địa điểm kinh doanh

  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
  • Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại tp.hcm

3. Phạm vi ngành nghề của địa điểm kinh doanh

4. Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.

>>> Đăng Ký Thành Lập Hộ Kinh Doanh Quận Bình Thạnh

>>> Chứng Nhận An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Hạt Nêm Gia Vị

>>> Hướng Dẫn Kiểm Nghiệm Và Công Bố Chất Lượng Mật Ong

Quy trình đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh;

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, quyết định thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định;

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thông qua online hoặc offline

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc

Bước 5: Cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia và cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

Thành phần hồ sơ

1. Thông báo về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh;

2. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

3. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

4. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

5. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh bình thạnh

Cảm ơn quý khách hàng đã tham khảo quy trình đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại TP.HCM. Để được hỗ trợ một cách tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 093 12 87654 / 093 70 68819

Email: tuvangiayphepbaokim@gmail.com

Fanpage:

Giấy phép BẢO KIM

Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm

Công bố chất lượng sản phẩm uy tín, nhanh chóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *