Sa tế là hỗn hợp phụ gia tẩm ướp thực phẩm với nguyên liệu chính là ớt (ớt bột hoặc ớt tươi) và dầu ăn ngoài ra còn có thêm sả. Sa tế được sử dụng như một loại gia vị cho một số món ăn đặc biệt là giúp cho nước lẩu, nước lèo có mùi thơm hấp dẫn, màu đỏ bềnh bồng cũng như chất váng đóng trên mặt của nước lẩu, nước lèo được người tiêu dùng ưa chuộng. Để đăng ký giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất sa tế, chủ doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở và hồ sơ như thế nào?
Điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất sa tế tại Bình Chánh
Cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm sa tế phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gốc gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất sa tế như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất sa tế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất bánh tráng; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thành phần hồ sơ đăng ký giấy phép VSATTP cơ sở sản xuất và kinh doanh sa tế gồm có:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất sa tế;
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
4. Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
5. Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
6. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
7. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
- Cơ sở đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất bánh tráng như thế nào?
- Đăng ký chứng nhận VSATTP cơ sở sản xuất bánh mì
- Đăng ký chứng nhận VSATTP sản xuất đóng gói bánh snack tại TP.HCM
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP sản xuất kinh doanh cà phê 2022
- An toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất kinh doanh rượu thủ công tại TP.HCM
- An toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất đóng gói mì tôm
- Đăng ký chứng nhận VSATTP cơ sở sản xuất đóng gói cháo ăn liền tại TP.HCM
- Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký giấy VSATTP sản xuất bún miến phở khô
BẢO KIM hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ Quý khách hàng khi đăng ký giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại hình sản xuất, kinh doanh trên toàn quốc. Mọi chi tiết quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua hotline: 093 12 87654 – 093 70 68819 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Thông tin chi tiết về các dịch vụ BẢO KIM cung cấp, khách hàng có thể tham khảo tại website: http://giayphepbaokim.com/ hoặc qua các trang fanpage: