Mã số mã vạch

Thủ Tục Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Hàng Hoá

Thủ Tục Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Hàng Hoá

Một đơn vị sản xuất sản phẩm ngày nay đều sử dụng mã vạch cho sản phẩm của mình. Nó là điều không thể thiếu trên các bao bì sản phẩm. Việc in ấn cũng rất đa dạng tùy theo độ thích hợp của sản phẩm. Có sản phẩm được in ấn trực tiếp trên bao bì sản phẩm. Hoặc có sản phẩm mã vạch được in ấn trên các chất liệu nilon. Nhưng phổ biến nhất mã vạch được in bởi giấy in mã vạch với từng chiếc tem nhãn riêng biệt được dán lên sản phẩm. Vậy quy trình làm thủ tục đăng ký mã số mã vạch hàng hoá như thế nào?

Mã số mã vạch được hiểu như thế nào?

  • Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc dữ liệu gồm cả chữ số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.
  • Bên dưới mã vạch là dãy số tương ứng.
  • Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…
  • Cấu tạo mã số EAN – 13:

+ EAN-13 sử dụng 2 (hoặc 3) ký tự đầu tiên làm mã quốc gia hay mã loại hình sản phẩm (tồn kho, báo chí). Các số này không thay đổi theo từng quốc gia và do tổ chức EAN quốc tế quy định. Các loại mã vạch thuộc UPC trên thực tế là một tập con của EAN-13. Các máy quét đọc được các mã vạch EAN có thể đọc rất tốt các mã vạch UPC. Tuy nhiên, các máy quét UPC không nhất thiết phải đọc được các mã vạch EAN.

+ Năm (nếu có 2 số chỉ mã quốc gia) hoặc bốn (nếu có 3 số chỉ mã quốc gia) chữ số tiếp theo chỉ mã của nhà sản xuất. Các số này do tổ chức EAN tại quốc gia mà mã EAN được in cấp cho nhà sản xuất với một lệ phí nhỏ.

+ Năm số tiếp theo đó là mã sản phẩm của nhà sản xuất, do nhà sản xuất tự điều chỉnh. Thông thường để dễ quản lý, người ta hay đánh mã sản phẩm từ 00000 đến 99999. Như vậy có thể có tới 100.000 chủng loại sản phẩm khác nhau đối với một nhà sản xuất.

+ Số cuối cùng là số kiểm tra, phụ thuộc vào 12 số trước nó.

dịch vụ đăng ký mã số mã vạch hàng hoá

Yêu cầu buộc phải đăng ký mã số mã vạch trên sản phẩm không?

Tại Việt Nam, việc đăng ký mã số mã vạch sản phẩm là không bắt buộc tùy theo như cầu của người sử dụng khi thấy cần phải sử dụng mã số mã vạch để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kinh doanh của mình.

Lợi ích thực hiện đăng ký mã số mã vạch hàng hóa là gì?

Một số lợi ích cơ bản của việc đăng ký mã số mã vạch hàng hoá như sau:

  • Người tiêu dùng dễ tra cứu thông tin hàng hóa
  • Phục vụ quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa;
  • Phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI);
  • Mã quốc gia Việt Nam đã được Tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS! (trước đây là EAN International) cấp cho đầu số là 893.

Hồ sơ khách hàng cung cấp khi làm mã số mã vạch sản phẩm:

  • Giấy phép kinh doanh (2 bản sao y công chứng)
  • Danh sách sản phẩm (cung cấp theo form mẫu)
  • Hợp đồng mua bán (nếu không có ngành nghề sản xuất)

*Thời gian đăng ký mã số mã vạch:

– 2 ngày cấp Mã số tạm thời

– 45 ngày sau lấy Giấy chứng nhận mã vạch

*Cơ quan cấp Giấy chứng nhận: Cục đo lường chất lượng

>>> Mã Số Mã Vạch Cho Mỹ Phẩm Được Đăng Ký Thế Nào?

>>> Đăng Ký Thành Lập Hộ Kinh Doanh Quận Bình Thạnh

>>> Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Địa Điểm Kinh Doanh Tại TP.HCM

Để được hỗ trợ về đăng ký mã số mã vạch hàng hoá một cách tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline: 093 12 87654 / 093 70 68819

Email: tuvangiayphepbaokim@gmail.com

Fanpage:

Giấy phép BẢO KIM

Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm

Công bố chất lượng sản phẩm uy tín, nhanh chóng

mã số mã vạch là gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *